ERP là gì?
ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning – tạm dịch là Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp. Đây là một hệ thống phần mềm quản lý tổng thể, cho phép các doanh nghiệp theo dõi và điều hành mọi hoạt động trên cùng một nền tảng.
ERP là phần mềm All-in-One vì bao gồm các tính năng như quản lý kho, sản xuất, kế toán, nhân sự, và các chức năng nâng cao khác. Điều này giúp các phòng ban trong doanh nghiệp có thể làm việc đồng bộ và chia sẻ dữ liệu mà không cần sử dụng nhiều phần mềm riêng lẻ.
Một điểm nổi bật của hệ thống ERP là tạo ra các báo cáo phân tích chi tiết và đa dạng từ những dữ liệu đã nhập. Với các báo cáo này, doanh nghiệp có thể theo dõi hoạt động kinh doanh hiệu quả và chính xác hơn.
Các phiên bản ERP luôn được cập nhật liên tục, và sự ra đời của hệ thống online đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành. Khác với phiên bản offline cần cài đặt phức tạp, ERP online không yêu cầu lắp máy chủ và có thể sử dụng ngay khi kết nối internet.
Đặc điểm và phân hệ chính của phần mềm ERP
Đặc điểm của phần mềm ERP
Phần mềm ERP mang lại sự kết hợp hoàn hảo giữa tính độc lập và tính tích hợp.
Tính độc lập của ERP: Phần mềm hoạch định nguồn lực sẽ được chia thành các phân hệ riêng biệt như kho vận, sản xuất, kế toán, nhân sự, v.v. Mỗi phân hệ được thiết kế theo nhu cầu và quy trình của từng phòng ban, đảm bảo mọi nhiệm vụ đều được thực hiện chính xác.
Tính tích hợp của ERP: thể hiện qua việc toàn bộ dữ liệu đều được đồng bộ và kết nối trên cùng một hệ thống cơ sở dữ liệu chung. Nhờ vậy, các bộ phận trong doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Ngoài ra, tính linh hoạt và mở rộng cũng là một đặc điểm nổi bật của hệ thống ERP. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh phần mềm theo nhu cầu bằng cách thêm hoặc xóa module mà không ảnh hưởng đến hoạt động. Đặc điểm này đảm bảo ERP luôn thích ứng với sự thay đổi và kết nối với các hệ thống nội bộ khác trong tổ chức.
Các phân hệ chính của phần mềm ERP
-
1. Quản lý Tài chính - Kế toán
Được sử dụng để quản lý chính xác lãi lỗ, chi phí, nguồn vốn của doanh nghiệp.
Phân hệ tài chính trong phần mềm ERP giúp doanh nghiệp quản lý các nghiệp vụ như theo dõi các khoản thu/chi, giá vốn mua bán, sổ cái và báo cáo kế toán như quỹ tiền và báo cáo thu nhập. Ngoài ra, tính năng này còn hỗ trợ lập báo cáo tài chính, quản lý khoản lãi lỗ, chi phí và nguồn vốn – giúp doanh nghiệp kiểm soát tài chính toàn diện. -
2. Quản lý Bán hàng và Mua hàng
Phân hệ quản lý bán hàng và mua hàng trong ERP bao gồm các bước từ báo giá, lập đơn hàng đến theo dõi quá trình xuất nhập. Tính năng này hỗ trợ quản lý quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, đồng thời tự động cập nhật các khoản phải thu/phải trả, lãi lỗ và đồng bộ dữ liệu kho. -
3. Quản lý Sản xuất - Chế tạo
Thông thường các phần mềm ERP cơ bản sẽ có cả phân hệ chuyên quản lý quy trình sản xuất. Từ lập kế hoạch, tạo định mức nguyên vật liệu (BOM) đến theo dõi nhập xuất kho nguyên liệu và thành phẩm. Một số hệ thống ERP phát triển hơn còn cung cấp tính năng tính toán tiêu hao nguyên/phụ liệu đầu vào, tính giá thành và lợi nhuận sản phẩm giúp tối ưu quy trình sản xuất. -
4. Quản lý Tồn kho
Phân hệ quản lý tồn kho trong hệ thống ERP sẽ tự động cập nhật số lượng xuất nhập từ bán hàng, mua hàng và sản xuất, giúp phản ánh tồn kho thực tế. Người dùng có thể theo dõi chi tiết xuất nhập tồn kho, kiểm tra tình hình hàng hóa theo từng kho, từng mặt hàng. -
5. Quản lý Nhân sự - Tính Lương
Phân hệ quản lý nhân sự có chức năng lưu trữ hồ sơ nhân viên, tính toán lương thưởng, và theo dõi bảo hiểm. Tính năng này cho phép ghi nhận khoản chi trả lương vào sổ sách kế toán, giúp quản lý nhân sự và chi phí lao động hiệu quả. -
6. Groupware, Webmail
Ngày nay, ERP còn tích hợp các công cụ hỗ trợ quản lý công việc như Groupware, Webmail, và Task Management. Điều này cho phép doanh nghiệp quản lý công việc trên một hệ thống ERP tích hợp mà không cần phần mềm riêng biệt, tối ưu hóa hiệu quả quản lý.
Lợi ích mà ERP đem lại cho doanh nghiệp.
Việc áp dụng phần mềm ERP trong doanh nghiệp mang đến nhiều lợi ích rõ rệt, từ tối ưu hóa quản lý đến nâng cao bảo mật dữ liệu. Dưới đây là 4 lợi ích chính mà ERP mang lại cho doanh nghiệp:
-
Tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp
ERP giúp các nhà quản trị nâng cao hiệu quả quản lý khi tập trung toàn bộ dữ liệu và quy trình của các phòng ban vào một nền tảng duy nhất.
Vì vậy, lãnh đạo có thể theo dõi hiệu suất từng bộ phận một cách trực quan và chi tiết.
Đặc biệt, ERP còn hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh trong việc thống kê và theo dõi hiệu quả kinh doanh tại từng địa điểm. -
Tiết kiệm thời gian - Tự động hóa công việc
Phần mềm ERP tự động hóa dữ liệu giữa các phòng ban và phê duyệt online, loại bỏ các thủ tục giấy tờ và thao tác nhập liệu thủ công. Nhờ đó, doanh nghiệp rút ngắn thời gian lập báo cáo, xử lý công việc và phê duyệt chứng từ. -
Nâng cao năng suất làm việc
ERP giúp các phòng ban phối hợp nhịp nhàng, giảm thiểu các công việc thủ công lặp đi lặp lại. Cho phép nhân viên tập trung vào nhiệm vụ quan trọng hơn, từ đó gia tăng năng suất và đóng góp giá trị cao cho doanh nghiệp. -
Bảo mật dữ liệu kinh doanh
ERP mang lại hệ thống lưu trữ và bảo mật dữ liệu chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý và bảo vệ thông tin hiệu quả hơn. Hệ thống ERP không chỉ giảm thiểu nguy cơ thất lạc dữ liệu mà còn giúp việc tìm kiếm, tra cứu thông tin dễ dàng, nhanh chóng.
ECOUNT ERP: Giải pháp phần mềm quản lý toàn diện cho doanh nghiệp.
ECOUNT ERP là giải pháp phần mềm ERP nền tảng web, ra mắt từ năm 1999, mang đến các doanh nghiệp một hệ thống quản lý toàn diện với chi phí hợp lý – chỉ 1,000,000 đồng mỗi tháng.
Hệ thống ECOUNT cung cấp đầy đủ các tính năng từ kế toán, bán hàng, sản xuất đến quản lý kho và nhân sự. Với khả năng truy cập dễ dàng qua web, người dùng có thể truy cập và làm việc từ bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào.
Hiện có khoảng 80.000 doanh nghiệp đang sử dụng ECOUNT ERP để nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu chi phí vận hành cho các doanh nghiệp.
Ưu điểm nổi bật của phần mềm ECOUNT ERP
-
1) Đầy đủ tính năng cần thiết cho doanh nghiệp
ECOUNT ERP cung cấp các tính năng toàn diện từ quản lý tồn kho, sản xuất, kế toán, bán hàng, mua hàng, đến nhân sự và tính lương. Ngoài ra, còn có groupware, webmail và messenger nội bộ, đáp ứng mọi nhu cầu quản lý của doanh nghiệp chỉ trong một hệ thống duy nhất. -
2) Chi phí triển khai hợp lý
Doanh nghiệp chỉ cần đầu tư 1,000,000 đồng/tháng để sử dụng trọn bộ các tính năng của ECOUNT ERP mà không giới hạn số lượng người dùng. Đây là giải pháp quản lý tối ưu với chi phí cạnh tranh, phù hợp cho cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. -
3) Truy cập dễ dàng, không giới hạn không gian
Là phần mềm ERP trên nền tảng web, ECOUNT ERP cho phép người dùng truy cập qua kết nối Internet mà không cần cài đặt phức tạp. Dù làm việc tại nhà hay đi công tác, các nhân viên có thể kết nối và làm việc mọi lúc, mọi nơi, giúp duy trì hiệu quả công việc không giới hạn. -
3) Bảo mật dữ liệu an toàn
Được chứng nhận bảo mật quốc tế ISO 27001, ECOUNT ERP đảm bảo an toàn dữ liệu cho khách hàng. Hệ thống lưu trữ trên nền tảng AWS của Amazon Web Services - một trong những máy chủ bảo mật hàng đầu thế giới, giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp trước các rủi ro bảo mật.